Về mặt lý luận:
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự hội nhập văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng, mà cụ thể là sự hội nhập giữa Phật giáo và nghi lễ thờ cúng truyền thống của người dân tại các làng ở địa bàn Hà Nội.
+ Qua nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án cung cấp thêm tư liệu mới (làm rõ hơn nữa) về sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của tôn giáo ngoại nhập (Phật giáo) với văn hóa tín ngưỡng bản địa (thờ cúng truyền thống) của người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua chứng cứ nghiên cứu, luận án cho thấy “xu hướng phát triển” của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay thể hiện rõ phương châm là hội nhập với văn hóa bản địa trên tinh thần dung hợp bồi đắp cùng nhau phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần lý giải về tương lai của tôn giáo, tín ngưỡng trong các quốc gia.
+ Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học/ triết học/ văn hóa học/ nhân học tôn giáo về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án chỉ ra mức độ tác động qua lại giữa tôn giáo ngoại nhập và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay và ngược lại.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những giá trị văn hóa của sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân hiện nay. Do vậy, đây cũng là một trong những minh chứng làm sáng tỏ giá trị văn hóa dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và sau này.
+ Luận án góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về sự hội nhập văn hóa nói chung, tôn giáo nói riêng, mà cụ thể là sự hội nhập giữa Phật giáo và nghi lễ thờ cúng truyền thống của người dân tại các làng ở địa bàn Hà Nội.
+ Qua nghiên cứu về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án cung cấp thêm tư liệu mới (làm rõ hơn nữa) về sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của tôn giáo ngoại nhập (Phật giáo) với văn hóa tín ngưỡng bản địa (thờ cúng truyền thống) của người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
+ Qua chứng cứ nghiên cứu, luận án cho thấy “xu hướng phát triển” của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay thể hiện rõ phương châm là hội nhập với văn hóa bản địa trên tinh thần dung hợp bồi đắp cùng nhau phát triển. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần lý giải về tương lai của tôn giáo, tín ngưỡng trong các quốc gia.
+ Từ góc độ tiếp cận tôn giáo học/ triết học/ văn hóa học/ nhân học tôn giáo về sự hội nhập Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội, luận án chỉ ra mức độ tác động qua lại giữa tôn giáo ngoại nhập và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân Hà Nội hiện nay và ngược lại.
+ Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra những giá trị văn hóa của sự hội nhập giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người dân hiện nay. Do vậy, đây cũng là một trong những minh chứng làm sáng tỏ giá trị văn hóa dân tộc cần phải bảo tồn và phát huy trong thời kỳ hội nhập văn hóa quốc tế.
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, tín ngưỡng thờ cúng truyền thống và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và sau này.
Authors:
Vũ, Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu) | |
Keywords: | Tín ngưỡng thờ cúng Việt Nam |
Issue Date: | 2016 |
Publisher: | H.: ĐHKHXH&NV |
Description: | 178 tr. |
URI: | http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33562 |
Nhận xét
Đăng nhận xét